Nước ta được đánh giá là có tỉ lệ gia tăng bệnh tiểu đường nhanh nhất thế giới. Chỉ sau 10 năm, tỉ lệ người mắc bệnh của nước ta đã tăng đến 200%, trong khi trên toàn thế giới chỉ tăng 54%.
Đối với bệnh này, chỉ thuốc thôi là chưa đủ. Mà cần kết hợp kiềng 3 chân. Gồm có: thuốc, dinh dưỡng và tập luyện.
Hôm nay, Quỳnh Lâm sẽ giới thiệu tới các bạn một tác dụng khác của yoga ít người biết đến đó là hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Yoga chữa bệnh tiểu đường, dành riêng cho người tiểu đường – với nhiều người thì có vẻ lạ lẫm. Nhưng thực sự là Yoga cho người tiểu đường đã được chứng minh ổn định đường huyết rất tốt.
Phối hợp giữa việc sử dụng thuốc điều trị, chế độ ăn uống và luyện tập yoga phù hợp, tình trạng sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng hơn rất nhiều đấy.
Bạn cần biết những gì về bệnh tiểu đường?
Tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao gây tổn thương mạch máu và các cơ quan. Nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch và ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Có những loại tiểu đường nào?
Tiểu đường có nhiều loại trong đó có 3 loại chính: Tiều đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.
- Tiểu đường tuýp 1 là hậu quả của một loạt các phản ứng tự miễn, các tế bào beta đảo tụy bị cơ thể tấn công dẫn đến không còn khả năng tiết insulin. Do đó tiểu đường tuýp 1 còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin. Dạng này thường nặng và phải tiêm Insulin.
- Tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin, là loại tiểu đường rất phổ biến hiện nay. Bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 thường do lối sống không lành lạnh, béo phì… Cơ thể vẫn còn khả năng sản xuất insulin nên có thể chưa cần tiêm Insulin hàng ngày.
- Một loại bệnh tiểu đường khác chỉ xảy ra ở phụ nữ có thai lhay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ.
Triệu chứng của bệnh nhân tiểu đường là gì?
Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất ở các bệnh nhân tiểu đường là “4 nhiều”: Ăn nhiều, gầy nhiều, uống nhiều, đái nhiều.
Một số các triệu chứng khác có thể gặp như:
- Mờ mắt
- Nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ
- Nhiễm nấm men hoặc nấm candida
- Chậm lành vết loét hoặc vết cắt
- Ngứa da, đặc biệt là ở vùng bẹn hoặc khu vực âm đạo

Tiểu đường kiêng những gì và nên ăn gì? Nắm rõ nguyên tắc sau
Nguyên tắc ăn uống người bệnh tiểu đường cần nắm chắc
- Cung cấp đủ nước, khoảng 1,5-2 l/ngày
- Ăn uống điều độ, đúng giờ, không để đói quá, không ăn quá no để kiểm soát đường huyết.
- Chia nhỏ các bữa trong ngày (ít nhất 4-5 bữa), nên ăn thêm bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
- Không nên thay đổi quá nhanh tỷ lệ các loại thực phẩm trong bữa ăn cũng như khối lượng các bữa ăn.
- Không nên ăn quá kiêng khem sễ gây hạ đường huyết, cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để trong một bữa ăn luôn đảm bảo có sự cân bằng giữa các nhóm chất: protein, tinh bột, chất béo, vitamin, chất xơ và khoáng chất,..
- Nên dự trữ một chút đồ ăn ngọt bên người phòng trường hợp hạ đường huyết.
Người tiểu đường kiêng những gì?
- Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, bún, phở, bột sắn dây, bánh quy, cháo (các loại tinh bột chuyển hóa nhanh). Các loại tinh bột chuyển hóa nhanh làm tăng đường huyết nhanh chóng sau khi ăn và khống khiến cơ thể no lâu.
- Hạn chế các thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, giàu cholesterol do làm tăng nguy cơ tim mạch như: thịt lợn mỡ, da của các loài gia cầm,…
- Hạn chế tối đa ăn các loại đồ ăn có chứa nhiều đường như mứt, kem, hoa quả sấy khô, bánh keo, nước ngọt, các loại nước có ga,…
- Không ăn mặn.

Người tiểu đường nên ăn gì?
Nên thay thế các loại tinh bột chuyển hóa nhanh bằng các loại tinh bột chuyển hóa chậm và chứa nhiều chất xơ như: ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, khoai lang,..
Các loại thực phẩm giàu protein nên được sủ dụng là cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da… Chế biến một cách đơn giản như luộc, hấp, áp chảo. Hoặc hiện nay chúng ta có thể sử dụng lò nướng hoặc nồi chiên không dầu để đảm bảo các loại thực phẩm trên vẫn giữ được hương vị tươi ngon và không gây nhàm chán trong khi thực hiện chế độ ăn.
Thay vì sử dụng các loại chất béo bão hòa giàu cholesterol nên sử dụng các loại dầu thực vật chưa bão hòa như: dầu olive, dầu hướng dương, dầu dừa, dầu đậu nành,.. Các loại dầu này không chỉ an toàn hơn cho sức khỏe bệnh nhân mà còn giàu omega 3,6 – các chất béo rất cần thiết cho cơ thể để chống loại stress và các gốc tự do (nguyên gây chính gây ra các bệnh mãn tính).
Rau và củ là các loại thực phẩm thiết yêu trong khẩu phần ăn của bệnh nhân. Tuy nhiên các loại thực phẩm này chỉ nên được chế biến bằng các phương pháp đơn giản như hấp, luộc hoặc trộn salad (các loại sốt không chứa quá nhiều chất béo và đường).
Các bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều các loại trái cây tươi ít đường như: cam, xoài, táo, ổi, bưởi, cóc,…Không nên ăn các loại hoa quả ngọt như xoài, mít, sầu riêng,…
Nếu bệnh nhân không kiêng được ngọt có thể sử dụng các loại đường ăn kiêng.
Yoga cho người tiểu đường: hiệu quả cao, tinh thân thoải mái
Tập luyện Yoga không chỉ là hình thức vận động cải thiện sức khỏe mà trong quá trình tập luyện bạn sẽ có thời gian cảm nhận rõ ràng về cơ thể mình hơn. Qua đó sẽ cải thiện những suy nghĩ về thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống sao cho phù hợp và có lợi với sức khỏe của mình nhất.
Yoga cho người tiểu đường không chỉ giúp ổn định đường huyết lâu dài mà còn khiến máu lưu thông tốt hơn, cơ thể khoẻ khoắn hơn.
Nguyên tắc chung khi tập luyện yoga cho người tiểu đường
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu với một hình thưc vận động
- Kiểm tra đường huyết trước và sau khi vận động
- Không vận động nếu đường huyết trên 13.9 mmol/l và có ceton trong nước tiểu.
Nên tập Yoga cho người tiểu đường trong bao nhiêu phút?
- Thời lượng tập luyện yoga cho người tiểu đường kéo dài từ 10 phút, 25 phút đến 35 phút, và 60 phút mỗi ngày.
- Các buổi 45-60 phút 6 ngày 1 tuần.
- 3 buổi 75 phút trong mỗi tuần.
- 2 buổi 90 phút mỗi tuần
Tập yoga cho người tiểu đường với thời gian và tần suất như trên, sau 3 tháng tập luyện sẽ cho hiệu quả tích cực. Bạn nên chọn một lịch trình cụ thể rõ ràng phù hợp với mình.
Nên chọn Yoga theo phong cách nào
Người bệnh nên chọn các lớp trị liệu dưới sự hướng dẫn của một chuyên gia Yoga có trình độ, có kinh nghiệm trong lĩnh vực Yoga trị liệu.
Những lớp đại trà có thể không phù hợp vì nhịp độ mạnh mẽ: Power Yoga, Ashtanga Yoga, hoặc nhiệt độ cao như Hot Yoga không được khuyến khích cho người bị tiểu đường, tim mạch hoặc những người có nguy cơ biến chứng. Các giảng viên Yoga sẽ chọn một phong cách an toàn phù hợp với riêng bạn.
Thực hành Yoga thường khuyến nghị khi bụng đói, những người đang điều trị bệnh tiểu đường bệnh tiểu đường có thể dùng đồ ăn nhẹ để ngăn ngừa hạ đường huyết quá mức.
Các tư thế yoga nên được thực hành từ từ, không có bất kỳ động tác nào đột ngột và không vượt qua giới hạn cơ thể.
Các biến chứng của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như bệnh thần kinh tự trị, có thể gây chóng mặt khi ngồi hoặc đứng dậy đột ngột do huyết áp giảm đột ngột.
‘Vì thế, người mắc bệnh tiểu đường nên bắt đầu và dừng lại 1 cách từ từ, tạm dừng để hít thở một hoặc hai hơi thở nếu cần trong khi thực hành các tư thế Yoga.
Các số tư thế Yoga cho người tiểu đường đã có nghiên cứu đánh giá tác dụng
Các tư thế Yoga nhấn mạnh mối quan hệ của cơ thể, tâm trí và nhận thức, tập trung vào sự đồng bộ của hơi thở và chuyển động.
Chúng bao gồm các động tác kéo giãn, vặn xoắn, gập, ngả, thư giãn. Chìa khóa để thực hiện một tư thế yoga tốt đó là bạn phải thực hiện với sự ổn định và thoải mái.
Các tư thế ngồi giúp cải thiện chức năng tuyến tụy.
Các tư thế ngả sau và gập về trước: làm trẻ hóa tế bào tuyến tụy thông qua cơn co thắt bụng với thư giãn xen kẽ.
Các tư thế xoắn, ép và xoa bóp ruột để ngăn chặn sự ứ đọng của đại tràng.
Để có lợi cho trị liệu, các tư thế cần được duy trì trong 30 giây đến 1 phút, tùy thuộc vào năng lực cá nhân và có thể tăng thời gian lên.
Các bạn có thể xem video Quỳnh Lâm hướng dẫn tập yoga cho người tiểu đường chính xác và hiệu quả nhất trong video dưới đây:
Trên đây là các bài tập yoga cho người tiểu đường kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ ổn định đường huyết lâu dài. Nếu các bạn còn băn khoăn thì hãy bình luận phía dưới để Quỳnh Lâm giải đáp nhé!