Viêm họng mãn tính gây ung thư vòm họng? Cách trị bệnh bằng Đông Tây y

0
1794
Nhiều người xem nhẹ viêm họng mãn tính nhưng nó có thể biến chứng nếu không điều trị tốt
Nhiều người xem nhẹ viêm họng mãn tính nhưng nó có thể biến chứng nếu không điều trị tốt

Mỗi khi mùa đông về là thời điểm tái phát của nhiều bệnh mãn tính trong đó có viêm họng. Viêm họng mãn tính chủ yếu là do bệnh nhân bị viêm họng không điều trị dứt điểm. Mọi người thường xem nhẹ căn bệnh này tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của người bệnh, thậm chí là ung thư vòm họng. Do vậy bệnh nhân cần hết sức lưu ý để có cách phát hiện và điều trị kịp thời. 

Viêm họng mãn tính: căn bệnh dai dẳng khó chữa. 

Bệnh viêm họng mãn tính là tình trạng các tế bào họng bị viêm tái lại nhiều lần gây ra. Các biểu hiện bệnh thường nhẹ hơn so với viêm họng cấp tính nhưng lại kéo dài dai dẳng, khó chữa dứt gây ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân. 

Các biểu hiện thường gặp khi mắc viêm họng mãn tính: 

Bệnh nhân viêm họng mãn tính rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết, đặc biệt là trong giai đoạn giao mùa sang đông. Khi đó bệnh viêm họng tái phát với các triệu chứng rất đặc trưng: 

  • Đau họng: đây là triệu chứng gặp ở hầu hết các bệnh nhân. Họng của bệnh nhân bị đau, rát, ngứa cổ. Cảm giác đau họng tăng đặc biệt khi nói hoặc khi nuốt thức ăn. 
  • Ho: đi kèm với đau họng là triệu chứng ho. Ho tăng lên về đêm, khi bệnh nhân uống nước lạnh hoặc tiếp xúc với khí lạnh. Bệnh nhân có thể ho khan hoặc ho có đờm đặc. Triệu chứng ho dai dẳng, kéo dài. 
  • Khàn giọng, đặc biệt là khi ho nhiều hoặc phải nói nhiều. 
  • Nóng rát ở ngực vùng dưới xương ức. 
  • Đau, mỏi cơ.
  • Đối với các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản còn có thể có các triệu chứng: ợ nóng, ợ hơi điểm hình. 

Các triệu chứng trên có thể rất dễ nhầm với các bệnh lý khác như cảm cúm, viêm amidan, … do đó bệnh nhân thường không có cái nhìn đúng về bệnh. Khi có các triệu chứng nêu trên bệnh nhân cần đi khám để có biện pháp điều trị phù hợp.  

https://www.youtube.com/watch?v=uIERSAzDXAI
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thành Văn tư vấn triệu chứng viêm họng mãn tính đặc trưng

2 nhóm nguyên nhân chính gây viêm họng mãn tính: 

Bệnh viêm họng mãn tính có thể mắc do các tác nhân môi trường bên ngoài tác động hoặc do các bệnh lý mãn tính của cơ thể. 

Tác tác nhân bên ngoài: 

  • Nhiễm vi khuẩn, virus ở vùng hầu họng. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là liên cầu khuẩn. Nó không chỉ gây viêm họng mãn tính mà còn gây tổn thương ở các cơ quan khác: viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim. LIên cầu khuẩn thường gây bệnh ở các cơ quan: phổi, não, tim trước và viêm họng mãn tính thường là bệnh mắc kèm, ít gặp. 
  • Các yếu tố đặc trưng theo mùa: các bệnh nhân viêm họng mãn tính thường dễ mắc bệnh và tái phát lại vào mùa lạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do khi thời tiết lạnh hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây viêm họng mãn tính. 
  • Khói bụi, ô nhiễm môi trường. Bệnh nhân hít phải bụi hoặc các vi khuẩn có trong không khí cũng gây viêm họng mãn.Vì vậy bệnh nhân cần đeo khẩu trang khi ra ngoài vừa để tránh hít phải bụi vừa ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm covid – 19. 

Các bệnh mãn tính của cơ thể :

Các bệnh lý mãn tính của các cơ quan hô hấp khác cũng là nguyên nhân chính gây viêm họng mãn tính. 

  • Viêm amidan mãn tính. Amidan nằm ở hai bên thành họng. Viêm amidan thường có các triệu chứng sốt, sưng hạch vùng cổ, đau rát họng. Các vi khuẩn gây viêm amidan có thể lan xuống vùng họng gây viêm họng. 
  • Viêm xoang mãn tính: các dịch viêm từ vùng xoang có thể chảy xuống họng, mang theo các vi khuẩn gây bệnh. Do đó viêm xoang dễ dàng lan các vi khuẩn xuống vùng họng và gây viêm. 
  • Trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh nhân bị bệnh này thường kèm theo các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nôn. Khi bị trào ngược, các acid từ dạ dày có thể làm tổn thương tế bào vùng họng, gây viêm. Các vi khuẩn có trong dạ dày cũng có thể xâm nhập vào họng bệnh nhân gây bệnh. 

Bệnh viêm họng mãn tính làm tăng tỷ lệ mắc ung thư vòm họng

Theo thống kê của WHO, ung thư vòm họng là bệnh có tỷ lệ mắc cũng như tỉ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam.

Bệnh ung thư chủ yếu là do các tế bào trong cơ thể tăng sinh quá mức. Các tế bào này tạo thành khối u, chiếm chất dinh dưỡng của các cơ quan khác và có khả năng di căn khắp cơ thể.  

Bệnh viêm họng mãn tính có bản chất là do viêm họng tái phát nhiều lần. Khi bị viêm, các tế bào vùng niêm mạc họng bị tổn thương. Khi hết bệnh, cơ thể tăng sản xuất các tế bào mới bù lại lượng đã bị tổn thương.

Tuy nhiên đối với các bệnh nhân mắc viêm họng mãn tính, quá trình viêm này lặp lại nhiều lần. Sau mỗi lần phục hồi như vậy có thể xuất hiện tình trạng các tế bào mới sản xuất quá nhiều. Niêm mạc họng có thể xuất hiện các polyp là các cụm tế bào tăng sinh quá mức.

Các polyp đó có thể là các khối u lành tính và dễ dàng khắc phục bằng phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên nếu như các khối polyp đó không ngừng phát triển, di chuyển đến cả các cơ quan khác sẽ gây ung thư.

Loại ung thư thường gặp ở bệnh nhân viêm họng mãn tính là ung thư vòm họng.

https://www.youtube.com/watch?v=65QQ47pAfow
So sánh, phân biệt ung thư vòm họng với viêm họng hạt, viêm amidan thông thường

Các nhà khoa học tại Đài Loan đã tiến hành nghiên cứu trên hơn 2000 bệnh nhân mắc viêm họng mãn tính. Họ nhận thấy những bệnh nhân mắc viêm họng mãn tính có tỷ lệ mắc ung thư vòm họng cao hơn 2,3 lần so với người bình thường. Các biểu hiện bệnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu bao gồm: 

  • Đau rát họng kéo dài
  • Đau nhiều khi nói, nuốt thức ăn
  • Nổi nhiều hạch vùng cổ. 

Tuy nhiên các triệu chứng này rất dễ bị bỏ qua hoặc bệnh nhân nhầm lẫn với viêm họng. Do đó bệnh thường khó phát hiện, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đối với cơ thể người bệnh. 

Ngoài ra, viêm họng mãn tính còn có thể gây một số bệnh khác :

  • Viêm mũi, viêm xoang
  • Viêm phổi, viêm phế quản cấp

Từ đó có thể thấy viêm họng mãn tính nếu không được điều trị đúng cách có thể gây rất nhiều bệnh khác đặc biệt là ung thư vòm họng. Bệnh nhân cần có cái nhìn đúng hơn về căn bệnh này, tích cực điều trị để tránh các biến chứng xấu ảnh hưởng sức khỏe. 

Cách phòng và điều trị bệnh viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính nếu biết cách thì việc điều trị rất đơn giản. Người bệnh có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc bằng các bài thuốc đông y như gừng, chanh, tía tô hoặc có thể kết hợp cả hai phương pháp này để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Điều trị viêm họng mãn tính bằng thuốc Tây y

Bệnh viêm họng mãn tính có thể điều trị hiệu quả bằng kháng sinh. Tuy nhiên bệnh nhân không nên tự mua thuốc kháng sinh uống mà cần có sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn thuốc phù hợp. Bệnh nhân cũng cần tuân thủ đúng liệu trình điều trị, tránh trường hợp điều trị không dứt điểm, bệnh tái phát lại hoặc kháng kháng sinh. 

Ngoài ra tùy thuộc vào tình trạng bệnh bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thêm các thuốc giảm ho, long đờm, hạ sốt, … để tăng tác dụng điều trị. 

Điều trị viêm họng mãn tính bằng thuốc Đông y: 

Phương pháp điều trị bằng thuốc đông y chủ yếu sử dụng các vị thuốc có tính nóng như: gừng, mật ong, tía tô, … Phương pháp này được sử dụng phổ biến do rất lành tính và có thể tự điều trị tại nhà hiệu quả.

Gừng và mật ong

Gừng là một gia vị rất quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình. Trong đông y gừng là vị thuốc có tính nóng, chứa tinh dầu. Các tinh dầu gừng được nghiên cứu có tác dụng rất tốt trong chống viêm, giải cảm, phục hồi vết thương. Trong mật ong cũng có chứa rất nhiều các acid tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Người Ai Cập cổ đại còn sử dụng mật ong để ướp xác do đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa. Dân gian thường kết hợp hai vị thuốc này để điều trị viêm họng mãn tính. Cách sử dụng cũng rất đơn giản, có thể tự làm tại nhà: 

  • Trà gừng mật ong: Gừng sơ chế, thái lát, thêm vào mật ong và nước nóng. Khi sử dụng có thể nhai trực tiếp các lát gừng để tăng hiệu quả. Trà gừng mật ong có tác dụng làm ấm rất tốt, làm dịu cổ họng, giảm ho, giải cảm do đó có thể điều trị hiệu quả bệnh. 
  • Siro gừng mật ong: gừng sơ chế, thái lát sau đó ngâm trong mật ong. Sau khoảng một tuần có thể sử dụng. Người bệnh có thể dùng các lát gừng đó ngậm để làm dịu họng hoặc pha trà uống. Ngâm siro gừng mật ong rất đơn giản và tiện có thể sử dụng ngay, không mất nhiều thời gian chuẩn bị.

Bệnh nhân nên uống trà gừng hoặc siro gừng 2 lần/ ngày để có tác dụng điều trị tốt nhất. Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp này để phòng ngừa viêm họng rất hiệu quả.  

https://www.youtube.com/watch?v=qyRH6uvRvLg
Cách chữa viêm họng mãn tính bằng tỏi, gừng, mật ong, chanh, tía tô, đường phèn

Chanh và mật ong: 

Giống như gừng, chanh cũng là một vị thuốc có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Mật ong làm dịu đi vị chua của chanh nên rất dễ uống, có thể sử dụng cho trẻ em. 

  • Trà chanh mật ong: thái chanh thành các lát mỏng, cho thêm mật ong và nước nóng. Bệnh nhân có thể sử dụng trà này như một thức uống hàng ngày, đặc biệt là vào buổi sáng để tăng hiệu quả điều trị. 
  • Siro chanh mật ong: tương tự như siro gừng, chanh cũng thái lát mỏng và ngâm trong mật ong. Theo dân gian, sử dụng chanh đào hoặc chanh rừng để ngâm cho kết quả tốt nhất. Siro ngâm sau một tuần có thể sử dụng. Bệnh nhân có thể ngậm trực tiếp hoặc pha trà uống.

Trà chanh mật ong rất dễ uống và lành tính, có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai và trẻ em. Uống trà chanh mật ong ngày 2 – 3 lần có thể phòng ngừa và điều trị viêm họng mãn tính hiệu quả.  

Lá và hạt tía tô: 

Lá tía tô là một loại gia vị rất thường dùng đối với người Việt, Theo đông y, lá và hạt tía tô có tác dụng rất tốt trong việc điều trị ho, giải cảm, long đờm, rất tốt cho bệnh nhân viêm họng mãn tính.  

  • Lá tía tô hấp cách thủy: Lá tía tô thái nhỏ, thêm vào đường phèn và hấp cách thủy trong vòng 10 – 15 phút. Bệnh nhân sử dụng bằng cách ngậm lá tía tô đã hấp, ngày 1 – 2 lần. Lá tía tô cách thủy làm dịu họng, giảm cảm giác đau rát nên điều trị bệnh rất tốt. 
  • Cháo lá tía tô: đây là phương pháp rất đơn giản và thường được sử dụng. Bệnh nhân có thể dùng các loại cháo tùy vào sở thích, sau đó thêm lá tía tô thái nhỏ. Cháo lá tía tô có tác dụng giải cảm rất tốt. Khi đang bị ho, cảm lạnh được ăn bát cháo tía tô sẽ giúp làm ấm người, giải cảm, giảm ho rất tốt. 
  • Hạt tía tô: Đối với cây tía tô lá là phần thường được sử dụng nhất. Tuy nhiên mọi người không biết rằng hạt tía tô mới là phần tốt nhất để điều trị viêm họng mãn tính. Hạt lá tía tô sau khi thu hoạch đem phơi khô, nghiền nhỏ, đem ngâm với rượu trắng. Sau khoảng một tuần có thể sử dụng được. Hỗn hợp thu được sau khi ngâm người bệnh sử dụng bằng cách đem hòa với nước ấm để uống. Vị của nó tuy khó uống nhưng lại có tác dụng rất nhanh, giảm triệu chứng ho, đau rát họng của bệnh nhân. 

Cam thảo: 

Trong các bài thuốc đông y, cam thảo là một vị thuốc lành tính, có vị hơi ngọt, thường được thêm vào để làm giảm vị khó uống của các bài thuốc. Tuy nhiên cam thảo lại có tác dụng rất tốt trong việc chống viêm, giảm ho, điều trị viêm họng mãn tính. Đây cũng là một vị thuốc đông y rất quen thuộc, có thể dễ dàng mua tại các hiệu thuốc. Do vậy bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cam thảo để điều trị viêm họng mãn tính. 

Cách sử dụng: mỗi lần dùng khoảng 10g cam thảo khô pha với nước sôi, uống mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần. 

Tuy nhiên không nên dùng cam thảo đối với phụ nữ đang cho con bú do có thể gây mất sữa. Nam giới nếu dùng nhiều cam thảo trong thời gian kéo dài có thể gây giảm chức năng tình dục. Ngoài ra cam thảo dùng kéo dài có thể gây rối loạn huyết áp và loét dạ dày. Do đó bệnh nhân cần lưu ý không sử dụng cam thảo trong thời gian dài để tránh các tác dụng không mong muốn. 

Sử dụng nước súc miệng giúp phòng và điều trị viêm họng mãn tính hiệu quả 

Nước muối có tính sát khuẩn rất tốt do đó giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh, làm dịu cổ họng, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm. Bệnh nhân thường có thói quen tự pha nước muối để súc miệng. Tuy nhiên việc tự pha nước súc miệng thường mất nhiều thời gian và hiệu quả không cao.

Từ thực tế đó công ty DK Pharma – một đơn vị uy tín, tiền thân là công ty trực thuộc đại học Dược Hà Nội – đã nghiên cứu và cho ra đời dòng sản phẩm nước súc miệng Homaz One. Nước súc miệng Homaz One sử dụng công nghệ mới của Nhật Bản, điều chế thành công Chlorhexidine 0.2%.

Đây là thành phần có tác dụng sát khuẩn rất tốt, ngoài ra còn giúp giảm ho, long đờm, điều trị hiệu quả viêm họng mãn tính. Các bác sĩ đã nghiên cứu và nhận thấy bệnh nhân viêm họng mãn tính sử dụng Homaz One có thể khỏi bệnh hoàn toàn mà không cần dùng tới kháng sinh 

Homaz One cũng được chứng minh rất an toàn cho phụ nữ có thai và trẻ em. Hơn nữa, Homaz One có vị ngọt dịu do đó có thể sử dụng đối với mọi lứa tuổi kể cả trẻ em. Bệnh nhân hoàn toàn có thể sử dụng Homaz One như một phương pháp điều trị bệnh hoặc phòng ngừa viêm họng hiệu quả. 

Một mùa đông nữa lại về, là khoảng thời gian thường xuyên tái phát viêm họng mãn tính. Điều trị bệnh rất đơn giản, hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Hi vọng thông qua bài viết này mọi người có một cái nhìn đúng đắn về tác hại nguy hiểm của viêm họng mãn tính từ đó có phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây