U tuyến giáp ác tính nguy hiểm thế nào? Sống được bao lâu?

0
1581
U tuyến giáp ác tính có nguy hiểm như bạn nghĩ?
U tuyến giáp ác tính có nguy hiểm như bạn nghĩ?

U tuyến giáp là bệnh lý thường gặp của tuyến nội tiết. Trong số người mắc u tuyến giáp thì có khoảng 5 – 10% trong số đó là ác tính. Vậy, u tuyến giáp ác tính là căn bệnh như thế nào? Có nguy hiểm không? Người mắc u tuyến giáp ác tính nên kiêng gì? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Tìm hiểu về bệnh U tuyến giáp ác tính

U tuyến giáp ác tính
U tuyến giáp ác tính

Trước tiên hãy cùng tìm hiểu u tuyến giáp là gì? U tuyến giáp là căn bệnh khá phổ biến thường xuất hiện ở 2 dạng u tuyến giáp lành tính và u tuyến giáp ác tính. Trong đó, số người mắc u tuyến giáp lành tính là phổ biến hơn, chỉ khoảng 10% trong số đó là ác tính.

U tuyến giáp ác tính hay còn được biết đến với cái tên ung thư tuyến giáp. Bệnh gặp phải khi các tế bào tuyến giáp phát triển bất thường, không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể. Căn bệnh này có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, phổ biến hơn ở phụ nữ ngoài 30 tuổi.

U tuyến giáp ác tính có thể gặp ở các dạng sau:

  • U tuyến giáp ác tính thể nhú: chiếm 70 – 80% số trường hợp mắc bệnh, bắt nguồn từ tế bào nang và thường phát triển chậm.
  • U tuyến giáp ác tính thể nang: Số người mắc chiếm 10 – 15% tổng số người mắc u tuyến giáp ác tính, tốc độ tiến triển nhanh hơn so với ung thư tuyến giáp thể nhú.
  • U tuyến giáp thể tủy: ít gặp chiếm khoảng 5 – 10% số người mắc bệnh, thường liên quan đến di truyền và các vấn đề nội tiết.
  • U thể giáp ác tính thể không biệt hóa: hiếm gặp, tỉ lệ gặp dưới 2% tổng số mắc nhưng là thể nguy hiểm nhất, khó điều trị và thường chỉ chẩn đoán được khi đã chuyển sang giai đoạn cuối, các khối u đã di căn.
  • Ngoài ra, còn có u tuyến giáp ác tính thể lympho, tuy nhiên những trường hợp này rất hiếm gặp.

Mắc u tuyến giáp ác tính có nguy hiểm không? Người bệnh sống được bao lâu?

U tuyến giáp ác tính là 1 loại ung thư, vậy liệu nó có nguy hiểm không? Thời gian sống của người mắc bệnh lý này là bao lâu?

U tuyến giáp ác tính có nguy hiểm không?

U tuyến giáp ác tính nguy hiểm thế nào?
U tuyến giáp ác tính nguy hiểm thế nào?

So với các loại ung thư khác thì u tuyến giáp ác tính thuộc loại ung thư dễ chịu nhất, có tiên lượng tốt. Số người bị ung thư tuyến giáp cũng khá ít (chỉ chiếm 1% trong các loại ung thư), tỷ lệ tử vong thấp. Tuy nhiên, bệnh cũng gây ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc của bệnh nhân.

  • Nổi khối u ở cổ, có thể xuất hiện các hạch nhỏ, mềm, di chuyển cùng bên với khối u
  • Khàn tiếng, mất tiếng
  • Khi u chèn ép vào thực quản, gây khó nuốt, khó thở
  • Sưng hạch bạch huyết và sưng cổ
  • Da vùng cổ bị viêm nhiễm, lở loét, chảy máu

Trong các thể của u tuyến giáp ác tính thì ung thư thể tủy và thể không biệt hóa có tiên lượng xấu, còn thể biệt hóa (thể nang và thể nhú) có tiên lượng rất là tốt.

Các chuyên gia nội tiết cho biết u tuyến giáp ác tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể chữa khỏi hoàn toàn, chỉ có khoảng 10% là tử vong.

Người bệnh u tuyến giáp ác tính sống được bao lâu?

Người mắc u tuyến giáp ác tính sống được bao lâu?
Người mắc u tuyến giáp ác tính sống được bao lâu?

Thông thường tỷ lệ sống thêm trong vòng 10 năm của bệnh nhân u tuyến giáp ác tính là khá cao gần 100%. Cụ thể, thời gian sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp sẽ tùy thuộc vào thể u ác tính mà bệnh nhân đó mắc phải.

Theo thống kê của hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, thời gian sống thêm 5 năm của bệnh nhân ung thư tuyến giáp như sau:

  • U tuyến giáp thể nhú: Bệnh nhân ở thể này có tiên lượng tốt nhất trong các thể ác tính của u tuyến giáp. Nếu như được phát hiện và chữa trị kịp thời thì tỷ lệ sống thêm 5 năm ở 3 giai đoạn đầu là rất cao, gần như đến 100%. Đến giai đoạn cuối, tỷ lệ sống thêm 5 năm giảm nhưng vẫn hơn 75%.
  • U tuyến giáp thể nang: Người mắc u tuyến giáp ác tính thể này có tỷ lệ sống thêm 5 năm thấp hơn, so với thể nhú. Ở 3 giai đoạn đầu, tỷ lệ sống thêm 5 năm vẫn lớn hơn 95%, tuy nhiên đến giai đoạn cuối chỉ còn khoảng 55%.
  • U tuyến giáp thể tủy: Ở thể này tỷ lệ sống thêm 5 năm ở những giai đoạn đầu là trên 90%, đến giai đoạn cuối thì tỷ lệ này còn khá thấp khoảng 35%.
  • U tuyến giáp thể không biệt hóa: Đây là thể ung thư tuyến giáp có tốc độ tiến triển nhanh nhất và tiên lượng xấu nhất. Ngay ở giai đoạn đầu tỷ lệ sống thêm 5 năm ở những bệnh nhân này đã chỉ còn 30%, đến 2 giai đoạn tiếp theo thì chỉ còn 13%. Cho đến giai đoạn cuối thì tỷ lệ này rất là thấp, chỉ khoảng 3%.

Chính vì vậy mà việc phát hiện sớm u tuyến giáp ác tính và thể của nó vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh.

U tuyến giáp ác tính có mổ được không?

U tuyến giáp ác tính có mổ được không?
U tuyến giáp ác tính có mổ được không?

Một trong những phương pháp được bác sĩ chỉnh định để điều trị u tuyến giáp là phẫu thuật. Bệnh nhân u tuyến giáp ác tính sẽ được mổ để cắt tuyến giáp, bao gồm:

  • Cắt 1 thùy và eo giáp trạng
  • Cắt toàn bộ tuyến giáp
  • Trong trường hợp đã di căn hạch ở cổ thì phải loại bỏ toàn bộ tổ chức hạch bạch huyết xung quanh tuyến giáp và điều trị bổ trợ bằng iod phóng xạ 131.

Ngoài ra còn có 1 số phương pháp điều trị khác như: iod phóng xạ, điều trị hormon, xạ trị từ bên ngoài, hóa chất và điều trị đích… 

Sau khi điều trị thì bệnh nhân cần theo dõi, thăm khám 3 tháng 1 lần trong 2 năm đầu và 1 năm 1 lần trong những năm tiếp theo để kiểm tra xem bệnh có quay lại hay không. Đối với bệnh nhân đã được cắt toàn bộ tuyến giáp thì phải uống hormone (levothyroxine) tuyến giáp suốt đời.

Bệnh nhân u tuyến giáp ác tính nên kiêng ăn gì?

U tuyến giáp ác tính nên kiêng ăn gì?
U tuyến giáp ác tính nên kiêng ăn gì?

Sau khi điều trị bằng phương pháp chỉ định phù hợp, bệnh nhân cần phải kết hợp cho mình một chế độ ăn khoa học, để tránh tái phát bệnh và để kéo dài thời gian sống. 

Bệnh nhân u tuyến giáp nên kiêng ăn và tránh xa những thực phẩm sau:

  • Các sản phẩm từ đậu nành không lên men ví dụ như sữa đậu nành, đậu phụ… vì 1 số chất có trong chúng gây cản trở khả năng tạo hormon của tuyến giáp.
  • Các loại thực phẩm làm từ sữa sẽ làm giảm tác dụng của thuốc điều trị u tuyến giáp ác tính. Bạn kiêng các thực phẩm làm từ sữa như: phomai, sữa chua, kem, bơ… 
  • Nội tạng động vật: thận, tim, gan… 
  • Thực phẩm giàu gluten: lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, bánh mì, bánh quy, bánh ngọt… 
  • Các loại rau họ cải: cải xoăn, cải bruxen, củ cải, bông cải xanh… 
  • Các loại thức ăn chế biến sẵn như đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ động vật… 
  • Thức ăn chứa nhiều đường và chất xơ: bánh kẹo, nước có ga, bắp cải… 
  • Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá; cà phê; nước uống có ga… 
  • Bổ sung iod với lượng vừa phải
  • Bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng iod phóng xạ, thì không nên sử dụng các thực phẩm có chứa iod như các loại thủy hải sản, tảo, rong biển… 

Đồng thời, bổ sung thêm vào chế độ ăn của mình các loại thực phẩm mọng nước như cam, táo, cà chua; các loại rau lá xanh (diếp cá, rau bina); hạt điều, hạnh nhân… 

U tuyến giáp ác tính tuy không nguy hiểm như các loại ung thư khác nhưng không vì thế mà chủ quan. Hy vọng, những thông tin trên bài viết sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về bệnh lý u tuyến giáp ác tính. Còn điều gì thắc mắc hãy để lại bình luận dưới bài viết để được giải đáp. 

Có thể bạn quan tâm:

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây