Trong những năm qua, stent động mạch đang ngày càng phát triển và đạt được hiệu quả điều trị tốt đối với bệnh nhân động mạch vành. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp tái tắc hẹp và làm giảm tuổi thọ của stent do chủ quan về chế độ ăn uống. Chính vì vậy, ở bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn 4 nguồn thực phẩm tốt cho người đặt stent mạch vành để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Stent là gì? Khi nào cần đặt stent động mạch vành?
Stent là một ống kim loại có phủ thuốc hoặc không phủ thuốc được đưa vào trong lòng mạch nhằm mục đích mở rộng các lòng mạch bị tắc hẹp và giữ nó không bị hẹp lại.
Stent mạch vành là phương pháp được sử dụng để giúp máu lưu thông trở lại và làm giảm nguy ngơ nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn ngừa chứng phình động mạch não và làm thông các đường dẫn khác như đường dẫn khí, ống mật, đường tiết niệu…

Sự tích tụ của cholesterol và canxi trong lòng động mạch làm hình thành nên các mảng xơ vữa, lâu ngày có thể cứng lại làm tắc nghẽn và cản trở dòng máu đến các mô cơ quan quan trọng trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh như đau thắt ngực thậm chí là nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Những chỉ định đặt stent mạch vành bao gồm:
- Bệnh nhân thường được đề nghị đặt stent khi mảng xơ vữa tiến triển gây hẹp động mạch trên mức 50 – 70%. Vì lúc này động mạch vành không đủ khả năng cung cấp oxy cho cơ tim, nhất là khi vận động hoặc làm việc nặng sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim với biểu hiện là cơn đau thắt ngực, khó thở.
- Mức độ hẹp lòng mạch lên tới 90 – 99%, động mạch vành đứng trước nguy cơ tắc nghẽn hoàn toàn.
- Cơn đau thắt ngực ổn định không đáp ứng khi điều trị bằng phương pháp nội khoa tối ưu.
- Cơn đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên nhưng có phân tầng nguy cơ cao.
- Xuất hiện cơn đau thắt ngực sau khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật làm cầu nối chủ vành.
- Xuất hiện triệu chứng của tái hẹp mạch vành sau khi can thiệp động mạch vành qua da.
Stent chính là sự lựa chọn lý tưởng để giúp máu lưu thông, đây là lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân bị bệnh tim vì có tỷ lệ thành công rất cao.
Người bệnh cần tuân thủ điều gì sau khi đặt stent? Có cần chú ý đến chế độ ăn uống không?
Hai biến chứng điển hình sau khi đặt stent là tái hẹp và tắc trong stent. Cho nên, để không có những điều đáng tiếc xảy ra bệnh nhân sau đặt stent cần tuân thủ những điều sau:
- Tuân thủ điều trị của bác sĩ: uống thuốc đầy đủ, đúng giờ, đúng liều lượng. Không được tự ý bỏ hay đổi thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ
- Tái khám đúng hẹn theo nhắc nhở của bác sĩ
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng: bổ sung rau xanh, trái cây; giảm thức ăn nhiều dầu mỡ động vật, giảm muối…
- Bỏ các chất kích thích như thuốc lá, đồ uống có cồn, có gas
- Vận động thể dục thể thao tùy theo tình trạng cơ thể, đi bộ 20 phút mỗi ngày. Tuy nhiên không quá gắng sức trong 6 tháng đầu sau khi đặt stent.
- Khi gặp các triệu chứng bất thường như khó thở, đau, nặng ngực, hụt hơi, vã mồ hôi lạnh… cần liên hệ ngay với bác sĩ.
Có thể thấy, chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến người bệnh sau đặt stent. Bởi sử dụng nguồn thức ăn không hợp lý chính là nguyên nhân làm tăng cholesterol trong máu, hình thành nên các mảng xơ vữa, giảm tuần hoàn, gây tắc nghẽn động mạch. Vì vậy, chế độ ăn uống cần được chú ý và lưu tâm rất nhiều đối với người đặt stent.
Tìm hiểu 4 nguồn thực phẩm tốt cho người đặt stent mạch vành

Các chuyên gia tim mạch khuyến nghị rằng, sau khi đặt stent, bệnh nhân động mạch vành nên sử dụng các loại thức ăn từ những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, chứa chất béo có lợi, hạn chế nguồn thức ăn chứa nhiều muối, mỡ động vật. Cụ thể:
Thức ăn chế biến từ nguồn chất béo không bão hòa
Nguồn chất béo không bão hòa sẽ làm tăng cholesterol tốt (HDL cholesterol) và giảm cholesterol xấu (LDL cholesterol) trong cơ thể. Từ đó hỗ trợ ngăn ngừa hình thành xơ vữa – nguyên nhân gây tắc động mạch.
Một số nguồn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa mà người bệnh mạch vành sau đặt stent có thể sử dụng: dầu thực vật (dầu oliu, dầu cải, dầu đậu nành… ); các loại hạt (hạnh nhân, óc chó)
Chế biến từ thực phẩm giàu chất xơ hòa tan và vitamin
Chất xơ hòa tan sẽ làm giảm cholesterol máu và xơ vữa động mạch. Còn các loại vitamin sẽ giúp ngăn chặn quá trình tiến triển của xơ vữa động mạch nhờ khả năng ổn định thành mạch và tăng cường hệ miễn dịch.
Vậy nên, các thức ăn chế biến từ các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt (lúa mạch, yến mạch, gạo lứt), các loại rau xanh (súp lơ) rất tốt cho người đặt stent nhằm giảm xơ vữa
Thức ăn chế biến từ nguồn thực phẩm ít chất đạm
Cá và da gà là nguồn bổ sung chất đạm rất tốt cho người bệnh mạch vành sau đặt stent. Các loại cá: như cá hồi, cá thu… cung cấp lượng lớn omega 3 giúp ổn định nhịp tim và ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Người ta cũng nhận thấy rằng, những nơi ăn nhiều cá có tỉ lệ người mắc bệnh tim mạch rất thấp. Do vậy, những món ăn chế biến từ cá được ưu tiên cho người đặt stent mạch vành và bệnh nhân tim mạch.
Thức ăn có nguồn gốc từ nguồn thực phẩm giàu chất oxy hóa
Nguồn thực phẩm giàu chất oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do, giảm mỡ thừa và cholesterol xấu trong cơ thể. Ví dụ trà xanh, nguồn thực phẩm không chỉ chứa lượng lớn chất oxy hoá mà còn cung cấp 1 lượng flavonoid, giúp ổn định huyết áp, giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ cho người sau đặt stent.
Đọc thêm: Tổng hợp 13 thảo dược tốt cho tim mạch ai cũng nên biết
Người đặt stent mạch vành nên kiêng ăn gì?

Người đặt stent cũng nên tránh xa những thức ăn chế biến từ các nguồn thực phẩm không tốt, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ stent và làm tăng nguy ngơ tái hẹp động mạch như:
- Thực phẩm chứa nhiều muối: Người bệnh tim mạch và người bệnh mạch vành đã được đặt stent nên tiêu thụ lượng không quá 1.5g muối ăn mỗi ngày để giảm huyết áp, giảm áp lực cho tim và các mạch máu. Đồng thời, hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, thịt hộp… vì chúng có hàm lượng natri cao.
- Thực phẩm giàu chất béo: Người đặt stent nên giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như các thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, sữa nguyên kem, lòng đỏ trứng…
- Thực phẩm chứa nhiều đường: nguồn thực phẩm này có thể gây tăng cân và làm tăng lượng đường trong máu, làm tăng áp lực lên tim, mạch máu, đặc biệt là vị trí đặt stent. Bạn có thể dùng mật ong để thay thế đường cho người đặt stent.
- Thực phẩm chứa nhiều LDL cholesterol: LDL cholesterol chính là cholesterol xấu – thành phần chính của các mảng xơ vữa. LDL cholesterol thường có nhiều trong mỡ, da, nội tạng động vật và các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, thịt cừu… Ngoài ra, nguồn thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa như dầu mỡ chiên xào nhiều lần cũng cần phải tránh xa.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước, vận động thể dục thể thao để bảo vệ sức khỏe sau stent mạch vành một cách tốt nhất. Người đặt stent cũng có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để giảm xơ vữa động mạch, các biến chứng tim mạch và tránh tái tắc hẹp động mạch.
Nhìn chung, đối với một căn bệnh, đối tượng điều trị nào đều cần có một chế độ ăn phù hợp với căn bệnh đó. Hy vọng, những thông tin trên bài viết giúp bạn có thêm kiến thức về “nguồn thực phẩm tốt cho người đặt stent” để bảo vệ tốt sức khỏe của mình và những người xung quanh.
Có thể bạn quan tâm:
- Đây là 8 thuốc bổ tim mạch tốt nhất, nên mua nhất 2021
- 7 món ăn tốt cho tim mạch – bí quyết giúp bạn trường thọ
- 6 nhóm thực phẩm không tốt cho tim mạch bạn cần tránh xa
- Ích Tâm Khang và Vương Tâm Thống: Nên ưu tiên sản phẩm nào?