Chắc hẳn, chị em phụ nữ là người hiểu rõ nhất sự tàn phá của thời gian và tuổi tác đối với sắc đẹp. Để giữ gìn và kéo dài về đẹp thanh xuân, nhiều người đã tìm đến các sản phẩm bổ sung nội tiết tố nữ estrogen. Mầm đậu nành cũng là một trong số những thực phẩm được phái đẹp ưa dùng nhất bởi sự tiện lợi và hiệu quả mà nó mang lại. Vậy, mầm đậu nành có công dụng gì với phái đẹp, có thực sự tốt như quảng cáo? Tin đồn dùng mầm đậu nành sẽ gây ung thư, u bướu, đặc biệt là u vú, u xơ tử cung, u tuyến giáp là đúng hay sai? Người ung thư có nên ăn, uống đậu nành không…? Hãy cùng Pubmist đi tìm câu trả lời ngay tại bài viết này!
Mầm đậu nành là gì?
Mầm đậu nành thực chất là hạt đậu nành được ươm cho nảy mầm. Trước đây, mầm đậu nành được sử dụng như một món ăn vô cùng bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Không những vậy, gần đây mầm đậu nành còn được sử dụng như một thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dưới nhiều dạng như bột mầm đậu nành, tinh chất mầm đậu nành, mang lại nhiều tác dụng thần kỳ trong làm đẹp và sinh lí nữ. Có được công dụng đó cũng là nhờ dược chất quý giá mang tên Isoflavone.
Isoflavone trong mầm đậu nành có tác dụng gì?
Nhiều trường Đại học ở Mỹ đã tiến hành nghiên cứu hoạt chất Isoflavone có trong mầm đậu nành. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Isoflavone có tác dụng tương tự như nội tiết tố nữ Estrogen của cơ thể. Đậu nành được xem là nguồn thực phẩm giàu Isoflavone nhất, đặc biệt khi được tinh chế dưới dạng tinh chất mầm đậu nành.
Isoflavone phòng ngừa các bệnh tim mạch
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, Isoflavone có tác dụng làm giảm Cholesterol toàn phần trong máu, giảm lipid xấu trong máu. Từ đó, có thể sử dụng Isoflavone để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh động mạch vành. Tuy nhiên nghiên cứu về tác dụng của Isoflavone trong phòng ngừa các bệnh tim mạch còn nhiều ý kiến trái chiều.
Isoflavone đẩy lùi triệu chứng mãn kinh và tiền mãn kinh
Ngoài việc bổ sung estrogen, Isoflavone còn góp phần làm chậm quá trình suy giảm hoạt động và chức năng của buồng trứng. Từ đó, giúp cải thiện các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh như bốc hỏa, cáu bẳn, đổ mồ hôi, suy giảm sinh lý,… Bên cạnh đó, còn giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa do suy giảm nội tiết tố, kéo dài tuổi xuân cho phái đẹp.
Isoflavone ngăn ngừa loãng xương
Một trong những tác dụng tuyệt vời của Isoflavone là phòng ngừa nguy cơ bị loãng xương do suy giảm estrogen. Cung cấp Isoflavone cho cơ thể hàng ngày giúp xương chắc khỏe, hạn chế quá trình suy giảm mật độ xương. Các chị em đến tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh không chỉ bị bốc hỏa, cáu gắt mà còn gặp vấn đề về xương. Vì thế bổ sung Isoflavone từ mầm đậu nành chính là “1 công đôi việc”, giải quyết được cả đôi đằng.
Mầm đậu nành – công dụng thần kỳ cho sức khỏe và làm đẹp và sinh lí nữ
Tăng kích thước vòng 1
Sử dụng mầm đậu nành thường xuyên giúp bổ sung nội tiết tố nữ, khiến các mô mỡ phân bố hợp lý trên cơ thể, giảm mỡ eo, tăng lượng mỡ ở vòng 1. Isoflavone giúp kích thích phát triển lớp mỡ đệm, khiến vòng 1 phát triển và săn chắc hơn.
Làm mờ vết nám, tàn nhang, chống lão hóa
Nám và tàn nhang – 2 thứ khiến nhiều chị em phụ nữ mất tự tin, đau đầu bởi chúng rất khó chữa, ngày càng xuất hiện nhiều và đậm. Có khi đi đốt ở thẩm mỹ viện về lại tái phát vì đốt cũng chỉ là biện pháp tạm thời, không tác động được vào trong cơ thể nên không dứt điểm được. Nhưng, Isoflavone làm mờ vết nám và tàn nhang từ bên trong, đặc biệt là nám do nội tiết nên dù không làm mờ thâm nám ngay lập tức nhưng lại không lo tái phát về sau.
Ngoài ra, Mầm đậu nành cung cấp nguồn Estrogen tự nhiên, giúp phân bố lượng mỡ và nước dưới da, khiến da trở nên căng mịn, giảm nếp nhăn. Chúng còn chứa nhiều chất khoáng, Lipid, Protid, Vitamin,… cung cấp độ ẩm cho da, tăng độ đàn hồi, ngăn ngừa lão hóa.

Giúp tăng cân hoặc giảm cân
Một trong những tác dụng thần kỳ của mầm đậu nành được chị em truyền tai nhau là có thể điều chỉnh cân nặng theo ý muốn của người dùng. Muốn tăng cân thì sẽ tăng cân, muốn giảm giảm cân thì sẽ giảm cân. Chỉ cần biết cách sử dụng đúng!
Nhờ những thành phần dưới đây mà mầm đậu nành có thể sử dụng để tăng cân hiệu quả và an toàn. Nếu bạn muốn tăng cân, hãy uống mầm đậu nành sau bữa ăn 30 phút.
- Protein: Trong mầm đậu nành có tới 35 – 40% protein, đây là nguồn protein thực vật, có lợi cho sức khỏe. Sử dụng protein mỗi ngày có thể cung cấp lượng protein tương đối phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
- Chất xơ: lượng chất xơ dồi dào trong mầm đậu nành giúp hỗ trợ chuyển hóa, thúc đẩy hoạt động đường ruột, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể.
- Ngoài ra, mầm đậu nành còn chứa nhiều khoáng chất khác, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất, kích thích vị giác giúp ăn ngon miệng.
Ngoài tác dụng tăng cân, chúng còn được cho rằng có tác dụng giảm cân nếu uống trước bữa ăn 20 phút. Carbohydrate trong mầm đậu nành tiêu hóa chậm, đòi hỏi cơ thể phải tốn năng lượng và thời gian cho quá trình tiêu hóa. Chính vì vậy, khi uống mầm đậu nành trước bữa ăn, bạn sẽ có cảm giác no, từ đó lượng thức ăn nạp vào sẽ ít đi, thúc đẩy quá trình giảm cân.
Thực tế, mầm đậu nành chỉ có tác dụng giảm cân khi sử dụng không quá 500ml/ngày. Bên cạnh đó, không nên cho đường hoặc sữa khi uống, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện phù hợp để quá trình giảm cân hiệu quả.
Phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Isoflavone có trong đậu nành có tác dụng làm giảm lượng Cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa rối loạn mỡ máu. Vì vậy mà mầm đậu nành có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Ngăn ngừa nguy cơ loãng xương
Sự suy giảm nồng độ estrogen ở thời kỳ mãn kinh là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng làm giảm mật độ xương ở phụ nữ, dẫn đến loãng xương. Sau 5 năm mãn kinh, phụ nữ có thể mất đi khoảng 20% khối lượng xương của mình. Vì vậy, bổ sung các nguồn thực phẩm giúp phòng ngừa loãng xương là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Tuy nhiên, nếu chỉ bổ sung Canxi và Vitamin D mà thiếu estrogen thì cũng không mang lại tác dụng gì nhiều. Chỉ khi kết hợp 3 thành phần trên mới giúp hình thành khung xương vững chắc, ngăn ngừa loãng xương. Vậy nên, sử dụng mầm đậu nành kết hợp với những thực phẩm giàu canxi và Vitamin D sẽ giúp ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.
Giảm các triệu chứng ở phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh
Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thường phải đối mặt với tình trạng bốc hỏa, đổ mồ hôi, suy giảm ham muốn, khô hạn,… Việc sử dụng mầm đậu nành giúp bổ sung lượng estrogen bị thiếu hụt, giúp làm giảm tình trạng khô hạn, giảm ham muốn. Từ đó giúp chị em cải thiện đời sống tình dục, giúp cuộc sống gia đình trở nên viên mãn.
Mang lại mái tóc chắc khỏe, mềm mượt
Rụng tóc không chỉ là vấn đề của những người đã bước vào tuổi xế chiều, mà ngay cả những người trẻ tuổi cũng thường xuyên gặp phải. Thông thường, phụ nữ sau sinh sẽ gặp phải tình trạng này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng tóc như stress, tuổi tác, thiếu máu, thiếu chất dinh dưỡng,… Để khắc phục tình trạng này, nhiều người đã lựa chọn những sản phẩm giúp kích thích mọc tóc, ngăn ngừa tóc gãy rụng.
Mầm đậu nành có tác dụng kích thích nang tóc phát triển, giúp tóc chắc khỏe, mềm mượt hơn và hạn chế tình trạng tóc gãy rụng.
Sử dụng mầm đậu nành loại nào tốt nhất?
Hiện nay, mầm đậu nành được sử dụng dưới 3 dạng chính là mầm đậu nành tươi, bột mầm đậu nành và tinh chất mầm đậu nành.
Mầm đậu nành tươi
Mầm đậu nành tươi hay còn gọi là giá đậu nành hay giá đậu tương. Giá có vị thanh mát, dễ ăn, mang nhiều lợi ích cho sức khỏe nên được nhiều người ưa thích. Trong quá trình nảy mầm, đậu tương đã sản sinh một lượng lớn Vitamin E, C, K, beta caroten,… Chúng đều là những chất chống oxy hóa, ngăn ngừa quá trình lão hóa.
Tuy nhiên, hàm lượng Isoflavone trong mầm đậu nành tươi tương đối thấp, hơn nữa lại ở dạng khó hấp thu. Vậy nên, nếu muốn ăn để thanh mát cơ thể thì được. Còn nếu muốn bổ sung một lượng lớn Estrogen thì bạn có thể ưu tiên sử dụng mầm đậu nành dạng khác.
Bột mầm đậu nành
Bột mầm đậu nành là dạng mầm đậu nành được nghiền thành dạng bột và được sấy khô. Người dùng có thể uống bằng cách hòa với nước. Tuy nhiên, bởi đây vẫn là dạng bào chế thô sơ của mầm đậu nành nên hàm lượng Isoflavone còn thấp, khả năng hấp thu cũng kém. Vì vậy nên bột mầm đậu nành không phải là dạng tối ưu để bổ sung nội tiết tố nữ.
Tinh chất mầm đậu nành
Đây là dạng bào chế tiến tiến nhất với nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với hai dạng trên. Dưới dạng tinh chất, các tạp chất được loại bỏ hoàn toàn và có chứa Isoflavone với hàm lượng cao hơn. Tinh chất mầm đậu nành cũng là dạng cơ thể dễ hấp thu nhất. Vì vậy mà hiệu quả mang lại sẽ cao hơn hai loại trên, đặc biệt là đối với phụ nữ bị suy giảm nội tiết tố.
Sử dụng mầm đậu nành bao lâu thì có hiệu quả
Sử dụng mầm đậu nành trong bao lâu thì có hiệu quả là câu hỏi của nhiều người. Thực tế, hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng sức khỏe và dạng dùng của mầm đậu nành.
Như đã nói ở trên, mầm đậu nành có 3 dạng chính là giá đậu nành, bột mầm đậu nành và tinh chất mầm đậu nành. Có thể thấy rõ, tinh chất mầm đậu nành là dạng cơ nhiều ưu điểm hơn hẳn, vì vậy nó sẽ đem lại hiệu quả nhanh hơn.
Với những người thiếu hụt nội tiết tố nhẹ, thời gian sử dụng khá ngắn, có thể chỉ cần 1 tháng đã có hiệu quả. Còn đối với phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, nội tiết tố suy giảm nhiều hơn nên thời gian sử dụng có thể kéo dài từ 2 – 3 tháng.
Chất lượng mầm đậu nành cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng. Bởi không phải loại nào cũng cho hàm lượng Isoflavone giống nhau. Ngoài ra, quá trình thu hái, chế biến, chiết xuất, bảo quản cung ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Mầm đậu nành có gây ung thư không?

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành và câu chuyện ung thư luôn là vấn đề gây tranh cãi.
Nhiều bác sĩ và chuyên gia đã khẳng định hoạt chất Isoflavone trong mầm đậu nành không phá vỡ chức năng nội tiết, cũng như không phải là nguyên nhân gây ung thư. Vậy, tại sao lại có nhiều người cho rằng mầm đậu nành gây ung thư?
Có giả thuyết cho rằng u xơ tử cung hay ung thư vú có thể là do việc sản sinh nội tiết tố estrogen quá mức. Vì vậy, nhiều người cho rằng không nên tiêu thụ thực phẩm từ đậu nành, bởi nó chứa Isoflavone có tác dụng tương tự như estrogen nội sinh. Đối với người bệnh bị u xơ tử cung, ung thư vú hoặc có nguy cơ cao mắc các bệnh ung bướu thì không nên sử dụng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành thường xuyên. Bởi nó có thể làm tăng kích thước khối u hoặc tăng nguy cơ hình thành u bướu.
Tuy nhiên, nhiều người đã thổi phồng việc uống mầm đậu nành gây ung thư khiến dư luận hoang mang, lo lắng. Như các bác sĩ và chuyên gia đã khẳng định, đối với người bình thường, mầm đậu nành không phải là nguyên nhân gây ung thư. Bởi lượng Isoflavone trong đậu nành không cao đến mức có thể dẫn đến việc hình thành các khối u. Chỉ đối với người bị u xơ tử cung, ung thư vú, người có tiền sử mắc các vấn đề về tuyến giáp thì không nên sử dụng quá nhiều mầm đậu nành cũng như các sản phẩm được chế biến từ đậu nành.
Tóm lại, không có bất cứ nghiên cứu nào có thể chứng minh mầm đậu nành gây ung thư. Thậm chí, có nhiều người còn cho rằng, uống mầm đậu nành có thể giảm nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, tất cả những giả thuyết trên đều mang tính tương đối, không hoàn toàn chính xác. Vì vậy, bạn hãy là người dùng thông thái trước những thông tin thất thiệt, gây hoang mang cho người dùng. Tốt nhất nên sử dụng với mức độ phù hợp, phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
Những ai nên uống mầm đậu nành?
Nội tiết tố nữ luôn không ổn định, chịu thay đổi bởi thời gian, tuổi tác,… Điều đó đã trở thành nỗi lo của hầu hết phái đẹp, khiến chị em mất đi nét đẹp thanh xuân. Thời kỳ tốt nhất để bổ sung estrogen từ mầm đậu nành cụ thể như sau:
- Sau tuổi 30: Độ tuổi này, estrogen bắt đầu suy giảm, da dẻ bắt đầu lão hóa, cơ thể sẽ có một số thay đổi nhỏ, tuy nhiên không rõ ràng. Vì vậy, bổ sung estrogen càng sớm sẽ đem lại hiệu quả càng tốt.
- Sau khi sinh: Khi mang thai, nội tiết tố nữ tăng mạnh, nhưng lại giảm nhanh sau khi sinh. Vậy nên, phụ nữ sau sinh rất dễ bị rối loạn nội tiết. Vậy nên, bổ sung estrogen từ tự nhiên là cần thiết. Tuy nhiên việc lạm dụng mầm đậu nành trong khi đang cho con bú có thể gây ảnh hưởng đến bé.
- Tuổi tiền mãn kinh (từ 40 – 50 tuổi): Đây là thời kỳ nội tiết tố suy giảm nhanh chóng, các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố cũng biểu hiện rõ rệt.
- Tuổi mãn kinh (trên 50 tuổi): Thời kỳ này, buồng trứng gần như không sản sinh estrogen nữa nên cơ thể sẽ bị thiếu hụt nội tiết tố một cách trầm trọng.
Hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về công dụng của mầm đậu nành và giải đáp được thắc mắc mầm đậu nành có gây ung thư hay không. Nếu các bạn còn trăn trở thì đừng ngại bình luận ý kiến để cùng thảo luận giải đáp nhé!
Có thể bạn quan tâm: