Fucoidan có tác dụng phụ không? Tiêu chảy, dị ứng, chảy máu

0
2503
Fucoidan có tác dụng phụ không? Tiêu chảy, dị ứng, chảy máu
Fucoidan có tác dụng phụ không? Tiêu chảy, dị ứng, chảy máu

Rất nhiều người đã từng nghe về fucoidan trên báo, đài, qua bạn bè hay chuyên gia giới thiệu. Mặc dù muốn tìm hiểu thật kỹ về fucoidan, song lợi ích thì rõ vô vàn, đi đâu cũng thấy. Còn tác dụng phụ thì không được nói tới. Ngay cả nhà sản xuất cũng đưa ra thông báo rằng sản phẩm này là hoàn toàn an toàn. Vậy thực chất Fucoidan có tác dụng phụ không? Nếu bạn là người đang đi tìm lời giải cho câu hỏi này hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra đáp án nhé!

Sơ lược về fucoidan – sản phẩm “vàng” trong hỗ trợ chữa ung thư

Từ nhiều năm về trước, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra chất fucoidan. Chúng được tìm thấy chủ yếu trong các loại Rong nâu, Tảo nâu như kombu, mozuku, limumoui và wakame. Một số dạng fucoidan khác cũng được tìm thấy ở một số loài động vật không xương sống dưới biển như hải sâm và nhím biển. 

Nếu Fucoidan chỉ có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, kháng virus và chống tạo huyết khối… thì cũng không có gì quá nổi bật. Nhưng điểm đặc biệt nhất, khác biệt nhất mà chỉ Fucoidan mới có được. Đó là khả năng hỗ trợ chữa ung thư của chúng.

Hiện nay, Fucoidan ngày càng được quan tâm và sử dụng rộng rãi trong ngành công nghệ dược phẩm. Các sản phẩm fucoidan tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư được nhiều người ưa chuộng và tin dùng trên khắp thế giới.

[Giải mã] Fucoidan có tác dụng phụ không?

Tác dụng, công dụng của Fucoidan thì “nhan nhản” trên mạng rồi. Nhưng để tìm được thông tin về tác dụng của Fucoidan thì thực sự khó, thực sự hiếm.

Các thông tin hiện nay về tác dụng phụ của Fucoidan còn rất ít. Về phía các nhà sản xuất cũng chưa đưa ra được các tác dụng phụ cụ thể của fucoidan. Hoặc là không muốn công khai các thông tin bất lợi đó.

Rối loạn chức năng tuyến giáp

1 trong những tác dụng phụ của Fucoidan là làm rối loạn chức năng tuyến giáp, bướu cổ, thừa i ốt
1 trong những tác dụng phụ của Fucoidan là làm rối loạn chức năng tuyến giáp, bướu cổ, thừa i ốt

Các sản phẩm, thực phẩm chức năng Fucoidan chế biến từ tảo nâu từng nhận được được khuyến cáo là có thể làm rối loạn chức năng tuyến giáp.

Tuy nhiên, điều này thường chỉ xảy ra khi bạn ăn quá nhiều tảo nâu. Bởi tảo mọc dưới biển, tích tụ nhiều dưỡng chất của biển. Trong đó có i ốt. Hàm lượng iod cao trong tảo làm tăng tiết hormon tuyến giáp và cận giáp. Ăn nhiều trong thời gian dài có thể gây bướu cổ do thừa i ốt.

Nhưng hầu hết hiện nay, các sản phẩm chứa Fucoidan đều tách chiết để lấy được Fucoidan có độ tinh khiết cao. Hàm lượng i ốt trong đó cũng giảm đi đôi phần nên nếu sử dụng ở mức vừa phải sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều.

1 ngày, lượng iốt nạp vào cơ thể không được vượt quá 150 mcg. Vì thế, bạn cần kiểm tra kĩ xem sản phẩm Fucoidan bạn dùng chứa bao nhiêu mcg i ốt 1 viên để tính toán không bị thừa i ốt.

Tiêu chảy

Vào năm 1999, một nghiên cứu về tác dụng chống huyết khối của fucoidan được diễn ra. Thử nghiệm tiến hành theo dõi 17 người trong vòng 1 tháng bằng việc tiêm dưới da liều cao fucoidan (6g/ ngày).

Kết quả có 6 trong 17 người xuất hiện tác dụng phụ là tiêu chảy. Điều này đã được lý giải  giải bởi công thức cấu tạo, nguồn gốc và đặc tính của fucoidan. 

Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu là một chất xơ hòa tan. Đặc trưng của chất xơ hòa tan là khi vào cơ thể sẽ tan trong chất lỏng niêm mạc ruột dưới dạng gel. Fucoidan khi vào cơ thể không chịu tác động của enzym tiêu hóa. Bởi vậy việc sử dụng quá nhiều fucoidan khiến một lượng fucoidan không bị chuyển hóa theo thức ăn, đào thải ra ngoài. Từ đó có thể gây ra hiện tượng mềm phân. 

Fucoidan có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy, dị ứng, phát ban, nổi mề đay, chảy máu, bầm tím
Fucoidan có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy, dị ứng, phát ban, nổi mề đay, chảy máu, bầm tím

Tác dụng phụ khác của Fucoidan

Đến năm 2016, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra một thông báo đánh giá an toàn GRAS của Fucoidan. Các tác dụng phụ đã được ghi nhận từ các theo dõi trên người sử dụng fucoidan chiết từ các loài sinh vật biệt khác nhau như:

  • Bầm tím.
  • Chảy máu.
  • Thoái hóa khớp.
  • Chóng mặt, ngất xỉu.
  • Tim đập nhanh.

Mặc dù vậy, các kết luận đều đưa ra rằng những tác dụng phụ này không có ý nghĩa thống kê. Bạn có thể hiểu rằng, những tác dụng phụ này hiếm có thể xảy ra. Nguy cơ sẽ xảy ra với khả năng cao hơn khi dùng quá liều fucoidan hoặc với những người có tình trạng cơ thể đặc biệt.

Những ai dễ bị tác dụng phụ khi dùng Fucoidan?

Mặc dù fucoidan được đánh giá là an toàn và các tác dụng phụ nêu trên là rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cần lưu ý khi sử dụng fucoidan.

Có bệnh lý nền kèm theo

Việc sử dụng fucoidan có thể làm trầm trọng thêm bệnh lý ở những người đã có tình trạng thoái hóa khớp, tiêu chảy, huyết áp cao, người bệnh tim mạch…

Người dễ bị chảy máu, rối loạn đông máu

Fucoidan được chứng minh có tác dụng phòng chống huyết khối. Bởi vậy, việc sử dụng các sản phẩm fucoidan ở bệnh nhân mắc các chứng như máu khó đông, rối loạn quá trình đông máu có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ chảy máu, bầm tím dưới da.

Mặc dù chưa có báo cáo cụ thể và các nhà sản xuất cũng chưa đưa ra khuyến cáo về tương tác của fucoidan với thuốc kháng vitamin K (một chất chống đông máu, điển hình là Sintrom, Wafarin). Tuy nhiên việc cả 2 chất đều có tác dụng chống huyết khối khi sử dụng cùng nhau có thể sẽ làm tăng khả năng chảy máu.

Để chắc chắn nhất, chúng ta không nên sử dụng thuốc kháng vitamin K và fucoidan trong cùng đợt.

Với những người mắc chứng máu khó đông hoặc đang điều trị bằng các thuốc chống đông máu như heparin, warfarin, coumarin… Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng fucoidan. 

https://www.youtube.com/watch?v=Zcp5jfWq5eg
Fucoidan có tác dụng phụ không? Giải đáp chi tiết từ chuyên gia

Lưu ý trước khi sử dụng fucoidan

Trước khi sử dụng các sản phẩm chứa fucoidan, bạn cần:

  • Xem xét rõ thành phần tá dược, dược chất có trong sản phẩm, nếu bị dị ứng với một thành phần nào đó cần trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi dùng.
  • Thăm khám tình trạng sức khỏe để xác định được có mắc các bệnh lý nền như máu khó đông, cao huyết áp.. kèm theo hay không.
  • Với trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai và những người mắc các chứng bệnh khác, cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Liều dùng của fucoidan để an toàn nhất

Liều dùng fucoidan được ghi rõ trong từng loại sản phẩm với hàm lượng khác nhau hoặc theo chỉ dẫn của chuyên gia.

Bên cạnh đó, Viện nghiên cứu về Fucoidan Nhật Bản khuyến cáo để hỗ trợ điều trị ung thư thì cần dùng uống từ 3g đến 6g Fucoidan trong 1 ngày. Không nên uống nhiều hơn vì sẽ bị quá liều. Với mục đích nâng cao sức khỏe, tăng cường miễn dịch, phòng ngừa u bướu thì bạn có thể sử dụng từ 1-2 g fucoidan mỗi ngày.

Tác dụng phụ khi uống quá liều Fucoidan

Việc lạm dụng Fucoidan dễ dẫn đến tình trạng quá liều. Việc Fucoidan được khuyến cáo liều tối đa 6g khi hỗ trợ điều trị ung thư khi sử dụng đường uống. Bởi vậy, khi uống quá 6g mỗi ngày, tình trạng quá liều sẽ xảy ra.

Những dấu hiệu, tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng quá liều như khó thở, tiêu chảy, mặc đỏ, bầm tím hoặc dễ chảy máu… Khi đó, cần ngừng sử dụng sản phẩm và đến cơ sở ý tế cần nhất để được can thiệp kịp thời.

Vậy kết luận lại, Fucoidan có tác dụng phụ không? Dù rất nhiều thông tin cho rằng Fucoidan là tự nhiên, là an toàn, không ra tác dụng phụ quá nghiêm trọng. Nhưng nếu chẳng may, bạn là 1 trong số rất ít người gặp phải tác dụng phụ kể trên thì hãy dừng sử dụng ngay lập tức và báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lí kịp thời nhé!

Có thể bạn quan tâm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây