Dù được đánh giá là bệnh không quá nguy hiểm nhưng bước nhân tuyến giáp lại gây ra rất nhiều phiền phức, khó chịu. Vậy nếu đã bị bướu nhân tuyến giáp nên ăn gì, kiêng gì? Điều trị ra sao để chóng khỏe? Pubmist sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ trong bài viết dưới đây!
Bướu nhân tuyến giáp là gì?
Bướu nhân tuyến giáp chính là khối u tuyến giáp hình tròn hoặc hình bầu dục. Tùy theo số lượng khối u (số lượng nhân) và đặc điểm mà có các cách gọi tên cụ thể như: Bướu giáp nhân vôi hóa; Bướu giáp đơn nhân; Bướu giáp đa nhân…
Bướu giáp nhân vôi hóa
Bướu giáp nhân vôi hóa là tình trạng canxi bám vào các nhân tuyến giáp. Khiến các nhân này cứng hơn rất nhiều, sờ thấy cục cứng rất rõ ở cổ, gây nghẹn cổ, vướng víu,khó nuốt…
Bướu giáp đơn nhân: không độc, lành tính, ác tính
Nếu như chỉ có duy nhất 1 nhân giáp ( 1 khối u tuyến giáp) thì sẽ gọi là bướu giáp đơn nhân.
Nhân giáp này nếu không làm ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp thì gọi là bướu giáp đơn nhân không độc, lành tính. Còn nếu nhân này có nhiều nguy cơ ác tính (ung thư) thì sẽ gọi là bướu giáp nhân ác tính. Tuy nhiên tỷ lệ này thường rất nhỏ.
Bướu giáp đa nhân: lành tính, không độc, ác tính (ung thư)
Bướu giáp đa nhân cũng tương tự như bướu giáp đơn nhân. Chỉ khác là sẽ có >2 nhân giáp (2 khối u trở lên).
Triệu chứng điển hình nhất của bướu nhân tuyến giáp
Dù là bướu giáp đa nhân, đơn nhân, lành tính hay ác tính thì giai đoạn đầu không có dấu hiệu gì rõ ràng. Nhưng khi u bướu to lên 1 chút thì sẽ có 4 triệu chứng điển hình sau:
- Cổ sưng to
- Khàn tiếng, mất tiếng, khó khăn khi nói nhiều
- Vướng ở cổ, nuốt vướng, nuốt nghẹn
- Ho

Giải đáp: Bướu nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?
Nếu đã tìm hiểu về bệnh bướu giáp nhân bạn sẽ thấy hầu hết mọi người đều nói rằng bướu giáp nhân không quá nguy hiểm. Điều này cũng đúng 1 phần. Vì bướu giáp nhân lành tính nói chung không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng sẽ gây ra nhiều khó chịu trong cuộc sống thường nhật. Vì cổ sưng to, nói chuyện lâu sẽ bị khàn tiếng, mất tiếng (nhất là giáo viên). Ăn uống thấy bị vướng, khó nuốt, nghẹn ở cổ.
Nói là không quá nguy hiểm nhưng ở 1 số người sau này có thể xuất hiện tế bào ác tính, hay còn gọi là ung thư. Những người này nhất định không được chủ quan vì 1 khi đã ung thư thì có thể chuyển sang di căn.
Xem ngay người bị bướu nhân tuyến giáp nên ăn gì, kiêng gì?
Bướu nhân tuyến giáp nên ăn gì?
Nếu còn chưa biết bị bướu nhân tuyến giáp nên ăn gì, kiêng gì. Thì đây là những thực phẩm sau đây sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị bướu giáp nhân:
Món ăn có chứa I-ốt vừa đủ
Bổ sung đủ đồ ăn có I-ốt sẽ hạn chế sự hình thành khối u và nhân. Vì vậy còn chần chừ gì mà không bổ sung ngay những loại thực phẩm chứa nhiều I-ốt như: rong biển, muối ăn I-ốt, tảo biển, tôm… Tuy nhiên với những người đang chữa nhân tuyến giáp bằng phóng xạ I-131 cần bổ sung I-ốt lượng vừa phải. Ngừng ăn đồ ăn có chứa i ốt trong 2 tuần trước khi điều trị theo tư vấn của bác sĩ.
Rau và hoa quả
Dù đang khỏe mạnh hay ốm thì rau và hoa quả vẫn luôn là những thực phẩm không thể thiếu trong mỗi nhà. Giúp thanh mát cơ thể, tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt còn là nguồn vitamin vô tận cho cơ thể. Vì thế trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng nên ăn nhiều rau, hoa quả. 1 số loại rau tốt cho bệnh nhân nhân tuyến giáp gồm: rau bina, rau diếp, mồng tơi, rau dền,… Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn các loại rau màu xanh thuộc họ củ cải, cải bắp, cải thảo, cải bẹ, cảnh xoăn, su su… bởi rau họ cải chứa chất làm giảm hấp thu I-ốt của tuyến giáp. Các bạn vẫn có thể ăn các loại rau này, nhưng cần ăn ở mức độ vừa phải.
Hải sản tốt cho quá trình chữa nhân tuyến giáp
Lượng lớn vi chất sắt, kẽm, I-ốt, Omega-3, selen, vitamin A, vitamin B rất tốt cho hoạt động của tuyến giáp. Mà nó lại có nhiều trong các loại hải sản như tôm, cua, cá, ốc, ngao. Đặc biệt, các loại cá giàu mỡ “tốt” như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu chứa nhiều dầu cá, giúp tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh hơn. Người bệnh tuyến giáp nên ăn 3 bữa cá một tuần sẽ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh.

Bướu giáp nhân kiêng ăn gì? 6 thứ cần tránh
Một số loại thức ăn, thực phẩm gây bất lợi cho quá trình chữa nhân tuyến giáp. Các loại thực phẩm người bệnh nhân tuyến giáp không nên ăn (nên kiêng) gồm:
Đậu nành và các loại thực phẩm từ đậu nành: sữa đậu, TPCN chứa Isoflavone
Đậu nành tốt cho tim mạch, tốt cho da và sắc đẹp. Nhưng đậu nành lại là thực phẩm nên tránh khi chữa bướu nhân tuyến giáp. Trong đậu nành có chứa Isoflavone ngăn cản tạo hormone tuyến giáp. Vì thế, bạn cần hạn chế ăn các loại thực phẩm như: thực phẩm chức năng nội tiết tốt có chứa Isoflavone, đậu phụ, sữa đậu nành.
Các thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên trong nhóm thực phẩm này chứa lượng lớn bột đậu tương, chất phụ gia và calo rỗng gây hại cho tuyến giáp. Ngoài ra, các thực phẩm chế biến sẵn thường có hàm lượng chất béo no cao, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất thyroxin của tuyến giáp.
Không nên ăn nội tạng động vật khi chữa nhân tuyến giáp
Món ăn khoái khẩu của người dân Việt chúng ta rất yêu thích như lòng lợn, tiết canh, nội tạng như tim, gan, phổi, thận. Nhưng những món ăn này có chứa hàm lượng lớn acid béo lipoic. Ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc điều trị nhân tuyến giáp khiến hiệu quả điều trị bệnh giảm bớt.
Tránh ăn nhiều đường
Dù kể cả là người khỏe mạnh cũng không nên ăn quá nhiều đường, nhất là với người bướu nhân tuyến giáp. Vì khi bị bướu giáp nhân. Lượng đường nạp và cơ thể không được chuyển hóa sẽ gây tăng cân nhanh, tiểu đường và mỡ máu cao.
Không ăn quá nhiều đồ ăn từ lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen
Bánh mì, bánh quy, bánh ngọt hay các loại thực phẩm từ lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen có nhiều Gluten. Ăn nhiều quá sẽ không tốt cho tuyến giáp.
Tuyệt đối tránh bia rượu và các chất kích thích khi chữa nhân tuyến giáp
Các loại thực phẩm chứa chất kích thích như bia, rượu, soda, đồ uống có gas, cà phê sẽ gây ảnh hưởng đến thần kinh, làm rối loạn giấc ngủ. Người bệnh bướu giáp nhân đã rất mệt mỏi, stress rồi. Nếu còn mất ngủ thì sức khỏe ngày càng tệ đi.
5 cách điều trị bướu giáp nhân
Điều trị bướu nhân tuyến giáp bằng thuốc thay thế hormon chứa Thyroxine
Nếu sau khi khám, bướu nhân giáp còn nhỏ và không thấy có nguy cơ ác tính thì bác sĩ có thể cho bạn thuốc thay thế hormon có chứa thành phần Thyroxine.
Thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như loãng xương và không dùng được cho người trên 60 tuổi, người bệnh tim mạch; người có nhân tuyến giáp lớn. Tuy nhiên là bướu giáp nhân vẫn có thể tái phát sau khi điều trị.
Phẫu thuật cắt tuyến giáp
Nếu bướu giáp quá lớn, chèn ép lên khí quản, có dấu hiệu ung thư… thì sẽ cần mổ cắt bỏ.
Nếu chẳng may, sau khi mổ có thể gặp biến chứng như tê tay chân do ảnh hưởng đến tuyến cận giáp. Suy giáp, để lại sẹo mất thẩm mỹ…

Dùng i ốt phóng xạ 131
Các bệnh nhân sau khi cắt bỏ tuyến giáp tùy theo tình trạng cụ thể sẽ được cho uống i ốt phóng xạ. Phương pháp này không được thực hiện cho phụ nữ cho con bú, phụ nữ có thai.
Phương pháp này có tỷ lệ biến chứng cao. Có khoảng 10% bệnh nhân sau 5 năm điều trị bị suy giáp, viêm tuyến giáp.
Đốt nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần
Đây là 1 phương pháp mới trong điều trị nhân tuyến giáp. Sóng cao tần sẽ khiến các nhân giáp co nhỏ dần dần trong vòng 1 năm sau khi đốt.
Ưu điểm là không cần gây mê, không để lại sẹo xấu xí mất thẩm mỹ.
Nhược điểm là không áp dụng được cho nhân tuyến giáp ác tính. Chi phsi khá cao (khoảng 25 triệu) mà không được áp dụng bảo hiểm y tế. Và sau khi đốt vẫn có thể tái phát.
Bướu nhân tuyến giáp không hẳn là bệnh quá nguy hiểm nếu bạn phát hiện và điều trị sớm. Vì thế hãy tin tưởng vào hướng dẫn của bác sĩ, điều trị tích cực bởi rất nhiều người ngoài kia vẫn sống khỏe với căn bệnh này.
Có thể bạn quan tâm:
- U tuyến giáp ác tính nguy hiểm thế nào? Sống được bao lâu?
- Top 5 sản phẩm đông y hỗ trợ điều trị u tuyến giáp tốt nhất